Bệnh đốm lá trên cây tiêu là căn bệnh phổ thông mà hầu hết những người trồng tiêu đều gặp phải. Căn bệnh này làm suy yếu và làm giảm năng suất của cây đi đáng kể, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Hãy cùng Tin nhà nông tìm hiểu chi tiết về bệnh đốm lá trên cây tiêu và cách trị.
# Bệnh Đốm Lá Trên Cây Tiêu Là Gì?
Bệnh đốm lá là gì?
Bệnh đốm lá (Grey spot) là hiện tượng mà trên lá xuất hiện những đốm màu nhỏ sau đó từ từ lan dần ra khắp bề mặt của lá. Căn bệnh này khiến cho quá trình diệp lục của lá bị ảnh hưởng, từ đó gây ra tác động xấu tới sự phát triển của cây.
Tác nhân gây bệnh đốm lá trên cây tiêu
Bệnh đốm lá trên cây tiêu do nhiều loại tác nhân khác nhau gây ra. Bệnh đốm lá có thể xuất hiện do khu vực trồng tiêu có không khí bị ô nhiễm. Ngoài ra, sự sinh sôi của các loại côn trùng hoặc vi khuẩn một cách không thể kiểm soát cũng là nguyên nhân gây ra loại bệnh này.
Tuy nhiên, hầu hết tác nhân là do sự xâm nhập của các loại nấm gây bệnh. Đặc biệt đối với cây hồ tiêu là do loại tảo có tên gọi là Cephaleuros virescens gây nên. Mùa xuân và mùa thu là thời điểm bệnh đốm lá trên cây tiêu xuất hiện nhiều nhất
Đặc điểm nhận dạng bệnh đốm lá trên cây tiêu
Đặc điểm để nhận biết bệnh đốm lá trên cây tiêu ban đầu là những đốm tròn nhỏ màu xanh hơi vàng, có kích thước khoảng 3-5 mm. Chúng nổi ở nhiều bộ phận khác nhau trên cây như lá, cành và quả. Khi bệnh phát triển nặng thì đường kính của những vết đốm có thể lên tới 1cm và chuyển dần sang màu vàng nâu
Tác hại
Bệnh đốm lá trên cây hồ tiêu thường xảy ra vào mùa mưa, những nơi rậm rạp và cây tiêu ít được tỉa. Căn bệnh này làm cho lá tiêu khô héo, trái rụng và hư nhiều. Từ đó khiến cho năng suất của cây tiêu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế, người nông dân cần biết một số biện pháp phòng tránh để có thể ngăn chặn sự lây lan của bệnh đốm lá này.
# Các Cách Chữa Bệnh Đốm Lá Trên Tiêu
Biện pháp phòng ngừa bệnh đốm lá trên cây tiêu
Sau đây là 4 cách phổ biến để phòng ngừa bệnh đốm lá trên cây tiêu:
- Hãy cải tạo đất trước khi trồng tiêu và phải định kỳ xử lý đất trước mùa mưa.
- Luôn theo dõi sát sao đến vườn tiêu của bạn để có thể phát hiện được bệnh một cách kịp thời và đề ra phương án chăm sóc cây hợp lý.
- Mật độ cây trồng không nên quá cao để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cũng như giúp cây phát triển tốt hơn.
- Vệ sinh vườn cây một cách thường xuyên để tạo sự thông thoáng, đồng thời cũng nên tỉa những lá già yếu cho cây tiêu.
- Vì bệnh đốm lá ưa nước nên tránh việc tưới quá nhiều nước cho cây tiêu, dẫn đến việc tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
Có thể bạn chưa biết:
Cách khắc phục khi vườn tiêu đã bị đốm lá
Nếu sau khi đã thực hiện những biện pháp phòng ngừa nhưng vườn bạn vẫn mắc phải bệnh đốm là thì sau đây là những cách để có thể khắc phục:
- Loại bỏ toàn bộ các lá, cành và quả bị nhiễm bệnh càng sớm càng tốt để tránh lây lan.
- Những bộ phận nhiễm bệnh bị rơi xuống đất cũng là nguyên nhân để lây lan dịch bệnh nên cũng cần phải được loại bỏ khỏi vườn.
- Để giúp cây chống lại được bệnh đốm lá một cách tốt nhất thì cần cung cấp cho cây hỗn hợp phân hữu cơ + NPK để cây có thể sớm phục hồi.
- Có thể dùng vi sinh Emina-p với tỉ lệ nước là 4:200. Chế phẩm sinh học Emina-P giúp cây chống chọi với bệnh đốm lá, không những thế nó còn làm tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây tăng trưởng nhanh, tăng chất lượng đậu trái.
# Một Số Biện Pháp Chăm Sóc Cho Cây Tiêu Sau Khi Chữa Bệnh
Sau khi mắc bệnh đốm lá, vườn tiêu sẽ trở nên suy kiệt và phát triển kém. Năng suất của vườn sẽ giảm đáng kể nếu không có biện pháp chăm sóc phù hợp và kịp thời cho cây sau khi đã chữa khỏi bệnh.
Một số biện pháp người dân có thể áp dụng để chăm sóc sau khi trị khỏi bệnh đốm lá trên cây tiêu đem lại hiệu quả tích cực nhất:
- Phân hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc vườn tiêu sau khi mắc bệnh. Đảm bảo cung cấp đủ lượng phân hữu cơ cần thiết (phân gà, phân Trichomix...) để cây có thể phục hồi và phát triển tốt hơn sau khi hết bệnh.
- Sử dụng phân bón lá cũng là một cách hiệu quả để chăm sóc cây. Phân bón lá sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm các loại nấm bệnh, gây ra bệnh đốm lá trên cây hồ tiêu.
- Nếu có các cây tiêu bị đốm lá quá nặng không thể chữa khỏi, cần thực hiện đào toàn bộ rễ và thân ngầm của cây và tiêu hủy. Tránh ảnh hưởng đến những cây xung quanh.
- Sau khi nhổ bỏ những cây bệnh nặng, tránh việc trồng lại cây mới ngay lập tức. Cần có thời gian để nguồn bệnh bị cắt đứt hoàn toàn và không gây ảnh hưởng đến cây mới được trồng tại vị trí đó.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh đốm lá trên cây tiêu cũng như cách khắc phục khi vườn tiêu bị bệnh. Tin nhà nông mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin để có một vườn tiêu khỏe mạnh, không bệnh tật.