Sầu riêng là loại quả (có thể coi) đặc sản của các nước vùng Đông Nam Á, có giá trị kinh tế cao và rất dễ gây nghiện đối với người ăn. Sau đây Tin nhà nông sẽ hướng dẫn các bạn một số kỹ thuật trồng và cách chăm sóc sầu riêng hiệu quả cho năng suất cao.
# Giới thiệu về cây sầu riêng
Là cây ăn quả đặc sản vùng nhiệt đới, cây sầu riêng được ưa chuộng tại các nước Đông Nam Á, Đông Á vì giá trị kinh tế rất cao so với các loại cây trồng khác.
Cây sầu riêng thường được trồng ở những nước vùng nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình khoảng từ 22-300C. Là loại cây ưa ẩm, nhưng cây sầu riêng lại không thể chịu được ngập úng, vì vậy cần thiết kế vườn trồng có kênh rãnh thoát nước tốt.
Những vùng đất phù sa, đất bazan hoặc đất thịt pha cát là rất phù hợp với cây sầu riêng. Tại những vùng có thổ nhưỡng như vậy, cùng với cách chăm sóc sầu riêng thường cho năng suất cao, chất lượng tốt.
Cây sầu riêng có tán lá khá thưa, là cây thân gỗ và có thể cao tới 30m. Rễ của cây sầu riêng có thể ăn sâu xuống lòng đất đến 9-10m nhưng lại rất dễ bị bật gốc nếu gặp gió bão. Do vậy, cây sầu riêng thường được trồng ở những vùng ít khi có gió to, và để chắc chắn, bà con nông dân thường có các cột chống đỡ cho cây vào mùa mưa bão.
Cây sầu riêng cho ra quả sau khi trồng từ 3-4 năm. Phần cơm thịt bao quanh hạt sầu riêng chính là phần tạo nên hương vị đặc sắc và rất hấp dẫn với thực khách mặc dù ban đầu, với người không quen sẽ cho đó là mùi khó chịu. Nhưng với những thực khách sành ăn, sầu riêng có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt béo, có loại có vị hơi đắng nhẹ… Sầu riêng là một trong ít những món ăn có thể gây nghiện với người ăn ngay từ lần đầu tiên thưởng thức. Phần cơm thịt của quả sầu riêng ngoài được ăn trực tiếp thì còn được chế biến làm thực phẩm và rễ, lá cây có thể được chế biến làm dược liệu.
Cập nhật: bảng giá sầu riêng mới nhất hôm nay
Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long…với diện tích khoảng hơn 15 ngàn ha. Các giống sầu riêng chủ yếu ở Việt Nam hiện nay gồm: Sầu riêng Ri6, Monthong, Chuồng bò…
# Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc sầu riêng
Để đảm bảo cây trồng đạt năng suất và chất lượng tốt, ngoài giống còn phụ thuộc vào kỹ thuật trồng và cách chăm sóc sầu riêng. .
Vườn trồng cây sầu riêng:
Cũng giống các cây trồng khác vườn trồng các loại cây ăn quả đòi hỏi luôn đảm bảo độ ẩm cao nhưng phải thông thoáng, thoát nước tốt và hạn chế bị xói mòn.
Kỹ thuật trồng cây sầu riêng:
Thời điểm trồng sầu riêng:
Vì cây sầu riêng được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Tây Nguyên, Đông và Tây Nam Bộ, do vậy thời điểm trồng sầu riêng hợp lý nhất là từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Đây là thời điểm đầu mùa mưa ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam. Các tháng khác hoặc mưa quá nhiều hoặc bị khô hạn, không thích hợp để trồng mới cây ăn quả nói chung và cây sầu riêng nói riêng.
Mật độ trồng sầu riêng:
Như đã nói ở trên, cây sầu riêng rất thích hợp với các loại đất như: Bazan, thịt pha cát, đất phù sa, do đó khi trồng cần căn cứ vào chất đất để có mật độ hợp lý.
Thông thường, với đất đỏ bazan, mật độ trồng được khuyến cáo là 100 cây/ha, tương đương 10mx10m/cây. Mật độ tương đương với đất phù sa là 125 cây/ha.
Các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo, những năm đầu tiên, khi cây còn nhỏ, có thể trồng xen lẫn các cây ngắn ngày để tránh lãng phí và chống xói món cho đất. Bên cạnh đó, thâm canh cây ngắn ngày còn nâng giá trị kinh tế cũng như giữ ẩm cho cây sầu riêng hiệu quả.
Kỹ thuật trồng:
Trước khi trồng cây sầu riêng 1-2 tháng, đất cần được xử lý bằng vôi bột để loại trừ một số loại sâu bệnh. Sau đó, cần đào hố trông cây trước từ 10-15 ngày và bổ sung phân hữu cơ vào hố để tăng dinh dưỡng cho đất. Sau khi đã bổ sung phân hữu cơ được 10-15 ngày thì có thể tiến hành trồng cây.
Lúc trồng cây, nếu cây giống có quá nhiều rễ già thì có thể tỉa bỏ bớt. Khi trồng xong thì cắm cọc hình tam giác và buộc nhẹ để cây không bị nghiêng ngả khi trời mưa gió.
Có thể dùng rơm, vỏ trấu, cỏ để ủ giữ ẩm cho gốc cây thời kỳ đầu. Luôn giữ ẩm cho cây nếu thời tiết nắng hạn.
Cách chăm sóc sầu riêng:
Cách chăm sóc sầu riêng: Bón phân.
Dinh dưỡng của cây trồng sẽ thay đổi tùy theo độ sinh trưởng, mùa, chất đất và các giai đoạn của cây trong năm. Với cây trong những năm đầu đời chưa cho trái thì chế độ dinh dưỡng khác với cây đang trong độ tuổi cho quả. Cây đang trong giai đoạn ra hoa cũng cần bón phân khác với cây đang trong giai đoạn vào quả. Cây trồng ở vùng đất đỏ bazan cần chế độ dinh dưỡng khác với cây ở vùng đất cát pha thịt…
Tuy nhiên, hầu hết các giống sầu riêng dù trồng ở thổ nhưỡng nào cũng đều cần được bón phân đa, trung vi lượng, nhất là nhu cầu về kali. Ở giai đoạn cây ra quả, nhu cầu kali đặc biệt quan trọng. Nếu được cung cấp đủ lượng kali thì cây sầu riêng sẽ cho năng suất cao, chất lượng thịt thơm ngon và dày. Đối với toàn cây sầu riêng, được bổ sung kali sẽ giúp cây không bị đổ ngã. Nếu cây sầu riêng thiếu kali, lá cây sẽ chuyển màu vàng, mép cháy nâu và khô, rụng.
Với cách chăm sóc sầu riêng, bà con không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón vô cơ. Để bảo vệ cây, nên sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật vi sinh để chăm bón. Điều này giúp cây phát triển ổn định, bền vững và cho chất lượng trái tốt hơn.
Tỉa cành, tạo tán là kỹ thuật chăm sóc sầu riêng:
Cây sầu riêng có tán lá khá thoáng. Do đó, có thể trồng thuần toàn vườn sầu riêng nhưng cũng có thể trồng xen với các loại cây khác.
Trong quá trình chăm sóc sầu riêng, để cây cho năng suất tốt thì cần tỉa cành, tạo tán đồng đều. Nếu trồng thuần sầu riêng, khi cây đạt chiều cao tầm 7m, người trồng cần hãm ngọn. Cành thấp dưới 1,5m cần được cắt tỉa, chỉ duy trì các cành ở chiều cao 1,5m trở lên. Cần cắt tỉa các cành sao cho tán lá đồng đều. Phân tầng cành với khoảng cách từ 40-60cm/tầng, mỗi tầng 3-4 cành.
Với vườn trồng xen canh, cây sầu riêng thường là cây ở trên cao, nên để cây cao hơn ngọn cây bên dưới ít nhất 1m và thường càng cao càng tốt để tránh bị lây bệnh từ các cây bên dưới.
Cách chăm sóc sầu riêng khi bị sâu bệnh hại:
Sầu riêng thường bị một số loại sâu bệnh gây hại, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả. Đó là các bệnh: rầy phấn trắng; sâu đục thân; các bệnh nấm có gốc Phytophthora palmivora khiến thối gốc, chảy nhựa vỏ cây; rầy lửa; nhện đỏ…
Như trên đã nói, để đảm bảo năng suất và chất lượng thành phẩm, cây sầu riêng khi bị sâu bệnh, nên sử dụng các biện pháp và thuốc hữu cơ để bảo vệ. Nhà vườn có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia về loại thuốc phù hợp với loại bệnh. Hoàn toàn không nên sử dụng thuốc vô cơ, ảnh hưởng tới chất lượng cây trồng cũng như về lâu dài gây tác động xấu tới nguồn đất, nguồn nước.
# Kỹ thuật chăm sóc sầu riêng khi ra hoa.
Giai đoạn cây sầu riêng ra hoa cần được chăm sóc với chế độ khác biệt so với các thời điểm khác. Do vậy nhà vườn cần chú ý giai đoạn này để đảm bảo năng suất và chất lượng thành phẩm.
Cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa:
Đặc thù của cây sầu riêng là cần có khoảng thời gian từ 10-14 ngày trong điều kiện thời tiết khô hạn với nhiệt độ cao, độ ẩm thấp để phân hóa mầm hoa. Nếu thời gian khô hạn này ngắn dưới thông số trên thì hoa sẽ ít hoặc ra không đồng đều do mầm hoa đi vào trạng thái ngủ không phát triển thành hoa hoặc cây bị nhiễm sâu bệnh. Điều này sẽ làm giảm năng suất cây hoặc do hoa ra không đều khiến nhà vườn khó chăm sóc quả.
Để đạt được mục tiêu cây hình thành được mầm hoa, hoa ra đồng loạt và phát triển mạnh trong một đợt người trồng cần phải chú ý:
Nắm chắc thời vụ và công tác điều tiết nước là cách chăm sóc sầu riêng:
Cây sầu riêng thường phân hóa mầm hoa vào tầm tháng 12, 1. Đây thường là các tháng mùa khô của các tỉnh miền Tây Nguyên và Nam Bộ.
Nếu thời điểm này, nhà vườn thấy cây chưa phân hóa mầm hoa thì cần phải dọn cỏ để đất nhanh khô, tạo điều kiện cây cảm ứng ra hoa nhanh hơn.
Nếu đất đã khô và cây có biểu hiện thiếu nước mà vẫn chưa phân hóa mầm hoa thì cần tưới nước nhẹ, đủ để cây duy trì sức sống ( lượng nước bằng 1/3 lúc bình thường). Tiếp tục tạo khô hạn cho đến khi hoa ra đều và tập trung như ý.
Khi hoa đã ra đều, nhà vườn cần tỉa bỏ hết số hoa đã ra sớm hoặc ra muộn so với đợt tập trung để quả ra đồng đều.
Cách chăm sóc sầu riêng: Tưới nước nuôi hoa:
Khi hoa đã ra đều, với chiều dài mầm hoa 3-4cm và xác định được vị trí để trái thì nhà vườn có thể tưới nước trở lại. Sử dụng cách tưới xòe đều từ ngoài tán vào bên trong. Để cây không bị sốc, cần tưới chậm và tưới bên dưới tán cây thật đẫm, nơi có nhiều rễ tơ hút nước. Nếu không may trời mưa lúc này thì các rễ tơ này không thể hút thêm nước, tránh tình trang cây bị sốc và gây rụng hoa.
Sau khi tưới nước trở lại từ khoảng 2-4 ngày tùy theo loại đất mà có thể tưới lần tiếp theo. Vẫn cần tưới chậm và lượng nước vừa phải, tránh cây bị sốc. Sau khi trái đậu thì có thể tăng dần lượng nước, đến mức trở lại bình thường để giúp trái khỏe mạnh và cho chất lượng cao.
Cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn ra hoa: Bón phân qua lá.
Để kích thích hoa ra nhiều và đồng loạt, nhà vườn có thể bổ sung phun 2 lần phân bón NPK với hàm lượng 10-60-10 vào sáng sớm hoặc chiều mát, lần trước cách lần sau 7 ngày. Nếu mầm hoa xuất hiện mà gặp thời tiết độ ẩm cao thì có thể phun thuốc phòng bệnh cho mầm hoa.
Giai đoạn ra hoa, cây sầu riêng cần nhiều dinh dưỡng, với lượng phong phú để tạo độ dai, chắc cho cuống hoa cũng như hình thành các hạt phấn. Để bổ sung dinh dưỡng giai đoạn này, đặc biệt không sử dụng phân bón gốc mà cần phun phân bón lá. Vì nếu bổ sung phân bón gốc thì sẽ kích thích ra lá non ở chùm hoa, khiến dinh dưỡng đổ đi nuôi lá mà không nuôi cây, giảm năng suất của thành phẩm.
Giai đoạn này, cần phun thuốc thường xuyên từ thời điểm nụ hoa hình thành rõ cho đến khi quả được 60 ngày tuổi với thời gian 7-10 ngày/lần.
Hiểu rõ cách chăm sóc sầu riêng để đạt được năng suất và chất lượng tốt là điều nhà vườn nào cũng mong muốn. Những thông tin chúng tôi cung cấp như trên dù ngắn gọn nhưng hy vọng phần nào giúp được nhà vườn đạt được mục tiêu. Nếu cần thêm thông tin tư vấn, xin hãy liên hệ với chúng tôi để được giúp đỡ.