Cây tiêu luôn được biết đến là cây công nghiệp lâu năm gắn liền với người dân Việt từ xưa đến nay. Nó mang lại lợi ích kinh tế không hề nhỏ cho người nông dân, vì vậy việc học về cách chăm sóc cây tiêu là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng Tin nhà nông tìm hiểu về cách làm bồn cho cây tiêu mang lại hiệu quả cao nhất nhé !
# Hướng dẫn chi tiết cách làm bồn cho cây tiêu
Tác dụng của việc làm bồn
Làm bồn là việc làm cần thiết cho hồ tiêu khi nó mang lại nhiều lợi ích và giúp cây phát triển tốt hơn:
- Tránh thất thoát nước và giữ được toàn bộ lượng nước tưới cho cây.
- Tận dụng được lượng nước và giữ ẩm cho cây trong mùa khô một cách triệt để.
- Giúp cây dễ dàng hấp thu các chất hữu cơ khi bón phân.
- Làm bồn giúp cải tạo độ phì nhiêu cho chất và giúp bộ rễ của cây tăng khả năng phát triển, đặc biệt là trong mùa khô.
Để tạo cho cây một định hướng ổn định và tận dụng được chất dinh dưỡng, bà con nên tiến hành làm bồn cho cây ngay sau khi trồng cây nhằm mục đích đạt được kết quả tốt nhất.
- Có thể bạn chưa biết: Cách chăm sóc cây tiêu sau thu hoạch
Kỹ thuật làm bồn cho cây tiêu
Bước 1: Loại bỏ rác thải quanh bồn
Việc đầu tiên cần làm là loại bỏ rác thải quanh bồn. Điều này giúp quá trình đào bồn dễ dàng hơn cũng như loại bỏ đi các loại côn trùng, vi rút mang dịch bệnh có thể ảnh hưởng và gây bệnh cho cây sau này.
Bước 2: Cuốc đất, xới tơi sau đó đắp bồn cao 10-15cm quanh tán lá
Thông thường, đường kính của bồn tiêu sẽ rộng từ 1-1,5m tùy theo kích thước của cây là lớn hay nhỏ. Ở bước này, bà con tiến hành cuốc và xới tới đất xung quanh gốc cây. Sau đó tạo rãnh cho bồn và đắp bồn xung quanh phần tán lá.
Tùy vào kích thước của tán lá bà con nên chú ý để thay đổi kích thước của bồn cho phù hợp. Thông thường, chiều rộng đường kính của bồn cần lớn hơn phần tán lá cây tiêu khoảng 20cm. Độ cao khi đắp bồn trong khoảng 10cm đến 15cm, độ rộng của rãnh trong khoảng 10cm là hợp lý.
Bước 3: Trộn 300gr phân vào đất, đắp gốc hình chóp nón cao khoảng 20-25cm
Để có thể thực hiện cách làm bồn cho cây tiêu đúng kỹ thuật, bà con cần trộn khoảng 300gr phân hữu cơ vào đất và tiến hành đắp lượng đất đã được trộn với phân vào gốc cây tiêu. Gốc được đắp sẽ có hình chóp nón và có độ cao từ 20-25cm.
Mục đích của việc đắp gốc hình chóp nón là ngăn chặn nước đọng ở vùng cổ rễ của tiêu, dẫn đến các trường hợp tiêu bị thối rễ và chết.
Bước 4: Bón phân quanh gốc
Bón phân quanh gốc là điều không thể thiếu trong quá trình làm bồn cho cây. Bón phân quanh gốc theo hướng dẫn giúp cây dễ dàng hấp thụ được lượng dinh dưỡng và phát triển khỏe mạnh hơn.
Bước 5: Tưới nước đẫm bồn
Cuối cùng, sau khi thực hiện các cách làm bồn cho cây tiêu, bà con cần tưới nước đẫm bồn cho cây, giúp cây giữ được độ ẩm và tránh khô hạn cho cây trong trường hợp trời không có mưa.
# Một số lưu ý khi làm bồn cho cây tiêu
Khi thực hiện kỹ thuật cách làm bồn cho cây tiêu, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tùy theo cây tiêu lớn hoặc nhỏ để thay đổi kích thước bồn cho hợp lý. Nếu bồn quá rộng so với kích thước của cây, cây sẽ không thể tiếp cận được với nguồn nước.
- Hạn chế tạo bồn ở gốc tiêu trong mùa mưa vì có khả năng cây sẽ bị úng nước. Nếu đã tạo bồn trước đó, cần thực hiện cào rãnh để nước mưa có thể thoát ra.
- Khi đào bồn, bà con cần chú ý trông cây tiêu giống sao cho phần cổ rễ cách mặt đất từ 15-20cm.
- Tiến hành thay đổi kích thước bồn hằng năm để truy dì độ rộng cách phần tán lá của cây.
- Nên vét bồn trong mỗi 3-4 năm và duy trì độ sâu từ 15-20cm cho bồn.
# Cách chăm sóc cây tiêu khi được trồng tại bồn
Cần có cách chăm sóc hợp lý để tiêu có thể phát triển một cách tốt nhất. Sau khi trồng tại buồn, bà con cần chăm sóc tiêu như sau:
- Sử dụng các loại phân chuồng để tăng thêm hữu cơ cho đất, cải tạo độ phì nhiêu. Việc này giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Khi độ ẩm tương đối của đất tăng quá mức 50%, đất bị ngập úng, bà con cần xử lý như sau: Dùng cây xà beng hoặc xẻng đâm thẳng qua đáy bồn tiêu. Việc này sẽ làm nước thoát ra nhanh hơn, tránh rễ cây bị ngập úng.
- Nếu độ ẩm tương đối của đất nhỏ hơn mức 30%, bà con cần tiến hành tưới nước cho cây. Việc này sẽ cung cấp thêm độ ẩm cho đất và tránh cho cây bị khô hạn.
- Sau khoảng 2,5-3 tháng cần thực hiện việc bón phân một lần và tưới đẫm nước cho cây.
Bà con cần phải thăm vườn thường xuyên để có thể chăm sóc và xử lý kịp thời những trường hợp có thể gây hại đến cây hồ tiêu.
Như vậy, Tin nhà nông đã tổng hợp các kỹ thuật về cách làm bồn cho cây tiêu đến quý bà con. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, quý bà con có thể thực hiện làm bồn và chăm sóc vườn tiêu của mình một cách hiệu quả nhất.