Giá tiêu hôm nay 21/4, giá tiêu Tây Nguyên, miền Nam chưa có diễn biến mới, lúc này thị trường phụ thuộc vào việc khống chế được dịch bệnh Covid-19.
Giá tiêu hôm nay 21/4
Cũng giống như ngành hàng khác, giá tiêu hôm nay trầm lắng. Thị trường hàng hóa đang phụ thuộc vào việc khống chế được dịch bệnh Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.
Ghi nhận tại Tây Nguyên và miền Nam giá tiêu giá cao nhất ở ngưỡng 38.000 đồng/kg được ghi nhận ở Bà Rịa – Vũng Tàu, thấp nhất 36.000 đồng tại Gia Lai.
Cụ thể, giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H’leo) giữ ở mức 37.000đồng/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang giao dịch ở ngưỡng 38.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước bán ở mức 37.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai tăng 500 đồng giao dịch ở mức 37.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia Lai ở ngưỡng 36.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vùng trồng tiêu trọng điểm.
Giá tiêu thế giới hôm nay 21/4
Đầu tuần giá tiêu thế giới giao ngay tại sàn Kochi (Ấn Độ) đi ngang ở mức 32.785 Rupi/tạ. Giá tiêu giao tháng 3/2020 không đổi, ở mức 32.530 Rupi/tạ. Giá hạt tiêu trên (sàn SMX – Singapore) tháng 9 vẫn ổn định ở mức 6.500 USD/tấn.
số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 10.595 tấn, trị giá 31,91 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 21,8% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019.
Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt mức 3.012 USD/tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ từ các thị trường giảm như: Việt Nam giảm 12,9%, xuống còn mức 2.916 USD/tấn; Indonesia giảm 11,8%, xuống mức 3.248 USD/tấn; Ấn Độ giảm 15,1%, xuống mức 3.888 USD/tấn.
Ngược lại, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ từ các thị trường tăng như: Brazil tăng 3,1%, lên mức 2.321 USD/tấn; Ecuador tăng 1%, lên mức 2.523 USD/tấn.
Trong 2 tháng đầu năm 2020, Mỹ giảm nhập khẩu hạt tiêu từ hầu hết các thị trường cung cấp lớn, nhưng tăng nhập khẩu từ Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ.